Lễ dạm ngõ miền Nam gồm những gì?

Lễ dạm ngõ miền Nam | Với lối sống hiện đại và hội nhập văn hóa với các nước phương Tây, phong tục cưới hỏi của người Việt cũng vì thế mà được tối giản lại, không còn cầu kỳ như xưa.

Nhưng mặc dù là được đơn giản hóa, nhưng ba nghi lễ quan trọng trước khi tiến hành lễ cưới luôn được thực hiện một cách chỉnh chu.

Với lễ dạm ngõ, có một điều đặc biệt là mỗi vùng miền lại có một cách thức thực hiện nghi lễ tương đối khác nhau.

Lễ dạm ngõ miền Nam gồm những gì?
Lễ dạm ngõ miền Nam gồm những gì?

Hãy cùng Melia Wedding xem qua lễ dạm ngõ miền Nam gồm những gì và được chuẩn bị rồi thực hiện như thế nào nhé!

1. Lễ dạm ngõ miền Nam là gì?

Theo như thông tin mà Melia Wedding tìm hiểu được, không nhiều gia đình quan tâm đến lễ dạm ngõ này. Họ chỉ quan tâm đến hai lễ lớn đó chính là đám hỏi và đám cưới, bởi vì tính chất bận rộn của công việc và cuộc sống.

Vì vậy, nghi lễ dạm ngõ nơi đây được thực hiện đơn giản hơn những nơi khác.

Lễ dạm ngõ miền Nam, là một trong ba nghi lễ quan trọng trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân của vợ chồng. Là một dịp gặp gỡ chính thức giữa hai gia đình để bàn chuyện hôn sự cho đôi vợ chồng trẻ.

Xem Thêm:   Trang trí đám cưới màu cam: Xu hướng hè 2021

Qua đó, bố mẹ của gia đình chàng trai sẽ qua ngỏ lời với nhà gái về việc muốn xin cô con gái về làm dâu.

 

Lễ dạm ngõ miền Nam là gì?
Lễ dạm ngõ miền Nam là gì?

2. Lễ vật cho lễ dạm ngõ miền Nam

Chỉ cần cặp rượu, trà, nếu được thì thêm hai gói thuốc lá, tất cả được bọc trong từng gói giấy đỏ, một khay trầu cau nhỏ têm hình cánh phượng là đủ lễ để sang nhà gái.

Một số gia đình thì thêm một mâm trái cây. Tất cả đều được bày biện một cách đơn giản nhưng trang trọng.

Lễ vật cho lễ dạm ngõ miền Nam
Lễ vật cho lễ dạm ngõ miền Nam

Bạn cũng đừng ngạc nhiên khi lễ dạm ngõ miền Nam còn được gọi là lễ bỏ rượu, vì rượu chính là vật thiết yếu trong buổi lễ.

Ngoài ra, lễ dạm ngõ còn được gọi với cái tên là lễ đi nói, hay lễ thăm nhà gái.

3. Trình tự diễn ra lễ dạm hỏi miền Nam

Bên nhà trai sẽ qua bên nhà gái với đại diện là bố mẹ, họ hàng có uy tín trong dòng họ để cùng nói chuyện với đại diện họ nhà gái.

Đại diện nhà trai sẽ phát biểu trong buổi lễ dạm ngõ bao gồm: lý do đến nhà gái, mong muốn được xin cô con gái về làm dâu và bàn chuyện cho hôn nhân.

Nhà trai trao lễ vật đã chuẩn bị từ trước, đôi bạn trẻ thắp cây hương trước bàn thờ tổ tiên để xin phép sự chứng kiến của ông bà tổ tiên cho chuyện đại sự giữa hai gia đình.

Xem Thêm:   Top 7 studio chụp ảnh cưới đẹp ở Thái Bình
Trình tự diễn ra lễ dạm hỏi miền Nam
Trình tự diễn ra lễ dạm hỏi miền Nam

Tiếp theo là bàn bạc cho đám hỏi, đám cưới. Tùy theo điều kiện cụ thể từng gia đình mà có thể tổ chức hai lễ trong hai ngày khác nhau hoặc tổ chức chung thành một lễ. Bố mẹ hai bên gia đình cũng thống nhất xem ngày cho con cái để hợp tuổi đôi bên.

Bên cạnh đó, nếu nhà gái có yêu cầu gì cũng sẽ đưa ra cho nhà trai để họ có thể chuẩn bị một cách tốt nhất cho những nghi lễ lần sau.

Nghi lễ đúng thật sự là rất quan trọng trong phong tục ngày cưới của người Việt Nam. Nhưng ngày nay, với lối sống cởi mở hơn, các nghi lễ đã không còn khắt khe như xưa.

Và lễ dạm ngõ miền Nam cũng vậy, đơn giản hóa trong nghi lễ nhưng vẫn giữ được sự tôn nghiêm cần thiết trong phong tục cưới hỏi người Việt ta.

Melia Wedding rất hân hạnh khi được đồng hành cùng các cặp đôi trong những bài viết về ngày cưới.

Website: meliawedding.com.vn

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *